Di truyền về màu lông của mèo tam thể và mèo đồi mồi Mèo tam thể

Những nghiên cứu nghiêm túc đầu tiên về di truyền học mèo tam thể bắt đầu vào khoảng năm 1948 khi Murray Barr và học trò của ông E.G. Bertram nhận thấy những vật chất sậm màu và hình dùi trống trong nhân của tế bào thần kinh của mèo cái nhưng không có trong mèo đực. Những vật chất đó về sau được gọi là thể Barr.[6] Năm 1959, nhà khoa học tế bào người Mỹ gốc Nhật Ōno Susumu xác định rằng thể Barr chính là nhiễm sắc thể X.[6] Năm 1960, Mary Lyon đề xuất nguyên lý về bất hoạt nhiễm sắc thể X, cụ thể là gien trên một trong 2 nhiễm sắc thể X của động vật có vú cái sẽ bị bất hoạt.[6] Bà đưa ra kết luật này sau khi quan sát sự di truyền trên màu lông của chuột.[7]

Thông thường, 2999 trong 3000 số mèo tam thể là mèo cái[8][9], vì nhiễm sắc thể X của mèo mang gien quy định màu lông của chúng[10][11] trong khi nhiễm sắc thể Y thì không: ở đây mèo cái có 2 nhiễm sắc thể X trong khi mèo đực chỉ có một[1][6][12], vì vậy ở mèo đực không thể nào xuất hiện hai nhóm màu nâu vàng/vàng và đen/nâu đen cùng một lúc. Mèo đực tam thể chỉ xảy ra khi cá thể mèo đó mắc hội chứng Klinefelter - tức nó mang nhiễm sắc thể giới tính XXY hay XXXY - vì vậy những cá thể mèo tam thể đực hầu như đều vô sinh vì sự bất thường của bộ nhiễm sắc thể giới tính. Chỉ có 1/3000 trong số các cá thể mèo đó có thể sinh con, và bị từ chối bởi các nhà tạo giống cho các mục đích nghiên cứu. "Trong trường hợp của mèo ba màu, cá thể mèo cha mẹ truyền cho con của chúng các phiên bản khác nhau của nhiễm sắc thể X mang gien quy định màu lông của chúng."[6]

Theo tác phẩm Shrinking the Cat: Genetic Engineering before We Knew about Genes của Sue Hubble thì:

Sự đột biến khiến mèo đực có bộ lông màu gừng (nâu vàng) và mèo cái có bộ lông màu gừng, màu đồi mồi hay tam thể và thành hình một bản đồ nhận dạng đặc biệt. Gien đột biến màu cam chỉ tìm thấy ở nhiễm sắc thể X hay nhiễm sắc thể cái. Cũng giống như người, mèo cái mang hai nhiễm sắc thể XX và mèo đực mang một X và một Y. Vì vậy mèo cái có thể mang gien đột biến màu cam trên một nhiễm sắc thể X và một gien trắng hay đen trên nhiễm sắc thể còn lại, và các gien trắng đen này có thể có ảnh hưởng nhất định đối với gien cam. Trong trường hợp như thế, những gien này sẽ tạo ra kiểu hình bộ lông lốm đốm kiểu đồi mồi hay bộ lông kiểu ba màu (tam thể). Tuy nhiên, đối với mèo đực, chỉ mang một nhiễm sắc thể X, thì chỉ có thể có một trong các gien quy định màu: nó có thể có màu không phải cam hoặc có màu cam (mặc dù một vài gien thường biến có thể thêm một tí màu trắng vào bộ lông), và trừ phi nó có bộ nhiễm sắc thể giới tính bất thường thì mèo đực không thể là tam thể.
— Sue Hubble, [5]

Hiện tại, không thể nhân giống các cá thể mèo tam thể bằng phương pháp nhân bản vô tính vì "một hiệu ứng gọi là bất hoạt nhiễm sắc thể X sẽ khiến một trong hai nhiễm sắc thể X của mèo cái bị bất hoạt. Vì tất cả cá thể mèo cái đều có 2 nhiễm sắc thể X, chúng ta có thể nghi ngờ rằng liệu hiệu ứng này có thể gây ra một tác động rộng khắp lên vấn đề nhân bản vô tính trong tương lai hay không."[13]

Nghiên cứu trên mèo tam thể có thể đã cung cấp nhiều thông tin liên quan tới sự khác biệt về sinh lý giữa hai giới tính đực-cái trong động vật có vú. Sự hiểu biết này có thể sẽ mở rộng đến các lĩnh vực về tâm lý học, tâm thần học, xã hội học, sinh họcy học vì khi đó nhiều thông tin liên quan đến sự bất hoạt ngẫu nhiên của nhiễm sắc thể X trên cá thể cái của động vật có vú sẽ được khám phá ra.[6][12][14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mèo tam thể http://vetmedicine.about.com/od/catbreed1/f/FAQ_ca... http://www.search.eb.com/eb/article-9471963 http://books.google.com/books?id=tnjgqpNKYksC&pg=P... http://www.messybeast.com/folktails.htm http://www.metaphoricalplatypus.com/ArticlePages2/... http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&A... http://www.wisegeek.com/what-is-the-maneki-neko.ht... http://www.law.msu.edu http://faculty.virginia.edu/mammgenetics/805-2ndX0... http://www3.cambridge.org/uk/catalogue/catalogue.a...